Tổng quan
Ung thư tuyến giáp ở bệnh nhi đã và đang có xu hướng gia tăng ở Mỹ và trên toàn cầu. Những nhà phân tích hiện chưa có lời giải cho điều này, mặc dù sự tiếp xúc với những tác nhân gây hại của môi trường được cho là một trong những nguyên do làm gia tăng tỉ lệ mắc ung thư tuyến giáp ở trẻ em.
Đối tượng nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu đã đánh giá sự liên quan giữa ung thư tuyến giáp thể nhú ở trẻ (trong độ tuổi từ 0-19) và sự tiếp xúc với hai chất gây ung thư ở trong môi trường cùng với những bằng chứng về hiện tượng chức năng tuyến giáp bị gián đoạn. Hai yếu tố được đưa vào là ánh sáng nhân tạo và bụi mịn. (PM2.5)
Phương pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu đã phân tích những hồ sơ bệnh nhi - được liên kết tại trung tâm dữ liệu ung thư California, họ đã tiến hành một nghiên cứu dựa trên sự lồng ghép một cách có kiểm soát các ca bệnh được chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể nhú ở những bệnh nhân từ 0-19 tuổi, được sinh trong khoảng thời gian từ 1982-2011 (n=736 ca, số máy theo dõi = 36,800 máy).
Nhóm đã sử dụng Atlas về Độ sáng nhân tạo Thế giới, một kĩ thuật ghi lại và dựng lên bản đồ ô nhiễm ánh sáng bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu tổng hợp từ những thiết bị cảm nhận từ xa. Nguồn dữ liệu này thu thập mức độ phơi nhiễm với ô nhiễm ánh sáng ở nơi ở cũng từng sản phụ một. Nhóm nghiên cứu ghi lại được PM2.5 hàng ngày trong phạm vi 1km2 từ một mô hình dự đoán mang tính quần thể và thống nhất, và ghi nhận mức độ phơi nhiễm dựa trên lượng bụi mịn trung bình tập trung chủ yếu vào tháng đầu sau sinh của từng trường hợp. Tiến hành đo đạc bằng cách sử dụng kỹ thuật hồi quy logistic, điều chỉnh những yếu tố gây nhiễu có thể có và tiến hành nghiên cứu phân tích dựa vào việc phân chia theo nhóm tuổi và chủng tộc hay dân tộc, họ đã thu được kết quả là tỉ số chênh (OR) với khoảng tin cậy là 95%.
Kết quả
Với nhân tố ánh sáng vào đêm, nhóm nghiên cứu quan sát thấy tỉ lệ mắc ung thư tuyến giáp thể nhú ở nhóm phơi nhiễm với chất ung thư tăng cao hơn và xấp xỉ so với nhóm tham khảo (mẫu) (2nd tertile: OR: 1.25, 95%CI 1.04‐1.50; 3rd tertile: OR: 1.23, 95%CI: 1.02‐1.50). OR phản ánh chẩn đoán một cách rõ ràng hơn giữa nhóm tuổi 15-19 với nhóm tuổi trẻ hơn (2nd tertile: 1.40 95%CI: 1.12‐1.75; 3rd tertile: 1.28, 95%CI 1.01‐1.62).
Họ cũng đã nhìn nhận được mối liên kết giữa con số log(PM2.5) của sự phơi nhiễm và nguy cơ ung thư tuyến giáp (OR: 1.17, 95%CI: 1.01‐1.36); OR có xu hướng lớn hơn giữa nhóm trẻ gốc Tây Ban Nha (OR: 1.33, 95%CI: 1.06‐1.66) và nhóm trẻ trong độ tuổi từ 15-19 tuổi (OR: 1.22; 95%CI: 1.02‐1.45).
Kết luận
Nghiên cứu này cung cấp cho chúng ta những bằng chứng bước đầu về mối tương quan một cách độc lập giữa sự phơi nhiễm đầu đời với cả hai yếu tố ánh sáng nhân tạo và bụi mịn với ung thư tuyến giáp thể nhú và định hướng rằng có thể có những nhánh những yếu tố khác có thể dẫn đến nguy cơ cao hơn. Điều này đóng vai trò giải thích mối quan hệ giữa phơi nhiễm với những yếu tố môi trường với ung thư tuyến giáp ở bệnh nhi và làm nổi bật sự cần thiết của việc nghiên cứu dịch tễ học để hỗ trợ trong việc nghiên cứu mảng này.