Chế độ ăn kiêng i-ốt là gì?
Chế độ ăn hạn chế i-ốt đôi khi được chỉ định cho những bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa – tức là giai đoạn mà các tế bào ung thư tuyến giáp phát triển với tốc độ chậm, gần giống như tốc độ tế bào bình thường. Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa gồm thể nhú, thể nang và thể kém biệt hóa. Trong đó ung thư tuyến giáp thể nhú chiếm tới 80% các ca bệnh và 15% đối với thể nang.
Mục đích của chế độ ăn này là nhằm“bỏ đó i-ốt” các tế bào tuyến giáp trong một khoảng thời gian ngắn. Đây là bước chuẩn bị cho bệnh nhân trước khi điều trị I-ốt phóng xạ hoặc chụp xạ hình I-ốt phóng xạ nhằm tăng hiệu quả chụp xạ hình, từ đó giúp các bác sĩ đưa ra chẩn đoán điều trị chính xác.
Những tế bào ung thư có khả năng hấp thụ và bắt giữ i-ốt cao hơn so với các tế bào khỏe mạnh thông thường, nhất là khi tuyến giáp bị “đói” i-ốt. Khi chụp bằng phương pháp xạ hình, những tế bào bắt giữ nhiều i-ốt hơn (tế bào ung thư) sẽ được biểu hiện rõ rệt trên phim chuẩn đoán hình ảnh, từ đó các bác sĩ sẽ dễ dàng xác định được vị trí của các tế bào ung thư.
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp loại nào thì mới cần kiêng i-ốt?
Trong ung thư tuyến giáp có 4 loại: ung thư thể nhú, ung thư nang, ung thư thể tủy và ung thư không biệt hóa. Khả năng hấp thụ i-ốt của các tế bào ung thư là khác nhau với từng loại ung thư.
Chỉ có các tế bào ung thư tuyến giáp biệt hóa mới hấp thụ tốt i-ốt phóng xạ. Chế độ kiêng i-ốt sẽ không có tác dụng với những bệnh nhân ung thư thể tủy và thể không biệt hóa.
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa cần tuân thủ chế độ ăn hạn chế i-ốt trong bao lâu?
Đã là chế độ ăn kiêng thì chỉ nên áp dụng trong một khoảng thời gian ngắn và chỉ với mục đích phục vụ chẩn đoán. Nếu kiêng hoặc cắt hẳn i-ốt ra khỏi khẩu phần ăn thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Thời gian áp dụng chế độ ăn kiêng này là 2 tuần tương đương với 14 ngày trước khi bệnh nhân uống I-ốt phóng xạ (I-131). Ngoài ra sau điều trị bệnh nhân cần kiêng i-ốt từ 1-3 ngày nữa.
Chế độ ăn hạn chế i-ốt đòi hỏi điều gì? Có thực phẩm cụ thể nào cần tránh không?
Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ khuyến cáo những người tuân theo chế độ ăn này cần tiêu thụ một lượng i-ốt dưới 50 microgram/ngày. Theo khuyến cáo lượng i-ốt nên dung nạp trong mỗi bữa nên dưới 5 microgram/bữa. Điều đó có nghĩa rằng bệnh nhân cần tránh ăn muối i-ốt và những thực phẩm có nguồn gốc từ biển như cá biển, rong biển, tôm, cua biển và thậm chí không tiêu thụ những thực phẩm bổ sung canxi có nguồn gốc từ vỏ hàu. Những thực phẩm cụ thể khác nên tránh như:
- Lòng đỏ trứng
- Những thực phẩm có nguồn gốc từ sữa (bơ, sữa, phô mai)
- Màu thực phẩm số 3 (có nguồn gốc từ quả cherry maraschino và một số loại quả trong cocktail)
- Mật đường
- Những sản phẩm làm từ đậu nành (sữa đậu nành, đậu phụ)
- Cây đại hoàng (Rhubarb)
Những loại bánh ngọt (có thể có muối i-ốt hoặc các hợp chất có chứa i-ốt trong quá trình làm như kali i-ốtat)
Bệnh nhân có thể ăn những thực phẩm như thế nào trong khi duy trì chế độ ăn ít i-ốt?
Vẫn có rất nhiều loại thực phẩm mà bệnh nhân có thể tiêu thụ trong khi thực hiện chế độ. Chủ yếu là những thực phẩm chứa ít muối ví dụ:
- Rau và hoa quả (tươi hoặc đông lạnh, không qua chế biến)
- Bơ đậu phộng
- Lòng trắng trứng
- Thịt tươi (dưới 180gram/ngày)
- Khoai lang hoặc những loại khoai khác
- Mỳ ý (pastas)
- Dầu thực vật
- Tất cả các loại ngũ cốc (như gạo hoặc yến mạch)
- Salad với giấm hoặc những loại sốt khác không có muối
-
Cũng như những chế độ ăn khác, người thực hiện chế độ cần tránh những món có nguyên liệu là những thực phẩm có trong danh mục cấm. Điều quan trọng là hãy luôn đọc kĩ thành phần dinh dưỡng trên nhãn sản phẩm, đặc biệt các thực phẩm đóng gói hay chế biến sẵn, xem liệu trong bảng thành phần có I-ốt hay không.
-
Điều gì sẽ xảy ra nếu bệnh nhân không tuân thủ chặt chẽ chế độ ăn kiêng i-ốt?
Nếu tuyến giáp không bị “bỏ đói” i-ốt trước khi bệnh nhân thực hiện các thủ thuật liên quan đến i-ốt phóng xạ, thì điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm và các bước điều trị tiếp theo. Đồng nghĩa với việc bệnh nhân bắt buộc phải làm lại các khâu theo chỉ định của bác sĩ. Không những tốn thời gian mà còn trì hoãn việc điều trị bệnh, ảnh hưởng đến tiến triển bệnh và thậm chí bệnh nhân sẽ gặp tình trạng xấu hơn nếu cứ kéo dài thời gian như vậy.
Những người dị ứng với hải sản có cần phải kiêng khen khắt khe không? Vì vốn họ không ăn thực phẩm biển?
Câu trả lời là không. Phần lớn những người dị ứng thường chỉ dị ứng với một thực phẩm cụ thể như tôm, cua. Bản chất là họ dị ứng với một chất đặc biệt nào đó có trong những thực phẩm đó. Và thực tế cho thấy rất ít người bị dị ứng với muối i-ốt.
Vỗn dĩ i-ốt là khoáng chất cần thiết cho cơ thể, và việc cắt giảm i-ốt chỉ mang tính chất tạm thời nhằm phục vụ cho chẩn đoán.
Kết luận
Chế độ ăn kiêng i-ốt là chế độ ăn phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến giáp, không phải là chế độ ăn nên được áp dụng rộng rãi và lâu dài. Mục đích của việc “bỏ đói i-ốt” tuyến giáp là nhăm tăng khả năng bắt giữ i-ốt I-131 của tế bào ung thư mà bệnh nhân có, điều này sẽ giúp xạ hình i-ốt I-131 đạt được hiệu quả cao. Kết thúc quá trình điều trị, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường theo chỉ định của bác sĩ.